Áo và Chiến tranh Ba mươi năm (1618–1648) Lịch sử Áo

Ferdinand II (1619–1637) và việc tiến quá xa của nhà Habsburg

Khi Ferdinand II (1619–1637), một người cực kỳ ngoan đạo và không có lòng khoan dung tôn giáo được bầu làm Hoàng đế (tự hiệu là Ferdinand II) vào năm 1619 để kế vị người anh họ Matthias, ông đã bắt tay thực hiện công cuộc tái Công giáo hóa không chỉ các Tỉnh được thừa hưởng cua mình mà cả Bohemia và Hungary thuộc nhà Habsburg cũng như phần lớn châu Âu theo đạo Tin lành trong Đế chế La Mã Thần thánh.

Bên ngoài vùng đất thừa kế của mình, danh tiếng về sự bất khoan dung tôn giáo kiên định mạnh mẽ của Ferdinand II đã gây ra cuộc Chiến tranh Ba mươi năm vào tháng 5 năm 1618 trong giai đoạn đầu phân cực được gọi là Cuộc nổi dậy ở Bohemia. Sau khi Cuộc nổi dậy Bohemia bị dập tắt vào năm 1620, ông đã bắt tay vào một nỗ lực phối hợp để loại bỏ đạo Tin lành ở Bohemia và Áo, thành công phần lớn là nỗ lực của ông nhằm giảm bớt quyền lực của Nghị viện. Sự đàn áp tôn giáo đối với Phong trào Phản Cải cách lên đến đỉnh điểm vào năm 1627 với Sắc lệnh Tỉnh (Veneuerte Landesordnung).[30]

Sau một số bước lùi ban đầu, Ferdinand II đã trở nên dễ tính hơn nhưng khi những người Công giáo xoay chuyển tình thế và bắt đầu có một chuỗi thành công dài trong tay, ông đã đưa ra Sắc chỉ Phục hồi vào năm 1629 nhằm nỗ lực khôi phục nguyên trạng năm 1555 (Hòa ước Augsburg), làm phức tạp rất nhiều vấn đề chính trị của các cuộc đàm phán dàn xếp và kéo dài cuộc chiến. Được khích lệ bởi những thành công giữa cuộc chiến, Ferdinand II thậm chí còn trở nên mạnh mẽ hơn, dẫn đến những tai tiếng của quân đội của ông như trận cướp bóc Frankenburg (Frankenburger Würfelspiel) (1625), đàn áp khởi nghĩa nông dân năm 1626trận cướp phá Magdeburg (1631).[31] Mặc dù kết thúc bằng Hòa ước Praha (1635) với Sachsen và do đó kết thúc cuộc chiến nội bộ hay nội chiến với những người theo đạo Tin lành, chiến tranh vẫn kéo dài do sự can thiệp của nhiều ngoại bang như Tây Ban Nha, Thụy Điển và Pháp thúc đẩy.

Ferdinand III và tiến trình hòa bình (1637–1648)

Vào thời điểm Ferdinand II qua đời vào năm 1637, cuộc chiến đang diễn ra để lại hậu quả thảm khốc đối với nhà Habsburg và con trai ông là Ferdinand III (1637–1657), một trong những chỉ huy quân sự của ông phải đối mặt với nhiệm vụ cứu vãn hậu quả từ chủ nghĩa cực đoan của cha mình. Ferdinand III thực dụng hơn nhiều và từng được coi là lãnh đạo của phe chủ hòa tại triều đình và đã giúp đàm phán Hòa ước Praha năm 1635. Tuy nhiên, với những tổn thất liên tục trong cuộc chiến, ông bị ép buộc phải lập hòa ước vào năm 1648 băng hòa ước Westphalen để kết thúc cuộc chiến. Một trong những hành động của ông trong phần sau của cuộc chiến là trao thêm độc lập cho các quốc gia Đức (ius belli ac pacis - quyền trong thời kỳ chiến và thơi bình), điều này sẽ dần thay đổi cán cân quyền lực giữa hoàng đế và các quốc gia ủng hộ sau này.

Đánh giá

Trong khi những nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến được cho là khó xác định, cuộc chiến chứng minh là một trò tàu lượn siêu tốc khi nhà Habsburg đi quá xa trong việc đạt tham vọng chính trị là quyền bá chủ và sự tuân phục về tôn giáo của nhà Habsburg, dẫn đến việc tranh chấp lan rộng từ trong nước sang phần lớn châu Âu và cuối cùng họ cũng thất bại ngoại trừ ở lãnh thổ cốt lõi của mình.

Các cuộc cải đạo cưỡng bức hoặc trục xuất đã được thực hiện trong Chiến tranh Ba mươi năm cùng với sự thành công chung sau này của những người theo đạo Tin lành đã để lại những hậu quả nặng nề trong việc kiểm soát đối với Đế chế La Mã Thần thánh của nhà Habsburg. Mặc dù tổn thất lãnh thổ tương đối nhỏ nhưng Đế chế đã bị suy giảm quyền lực đáng kể và cán cân quyền lực ở châu Âu thay đổi với các trung tâm quyen lực mới xuất hiện ở biên giới đế chế. Các vùng lãnh thổ này giờ đây hoạt động giống một quốc gia hơn.

Trong khi không đặt mục tiêu về chế độ quân chủ phổ quát, các chiến dịch bên trong các vùng đất thừa kế của nhà Habsburg đã tương đối thành công trong việc thanh lọc tôn giáo dù Hungary chưa bao giờ được tái Công giáo hóa thành công. Chỉ ở Hạ Áo và chỉ trong giới quý tộc, đạo Tin lành mới được chấp nhận. Một số lượng lớn người di cư hoặc cải đạo trong khi những người khác bị xâm phạm là người theo đạo Tin lành bí mật, tuân phục một cách tương đối. Cuộc nổi dậy Bohemia bị dập tắt cũng đã chôn vùi nền văn hóa Séc và khiến tiếng Đức trở thành công cụ của chế độ chuyên chế Habsburg. Các quốc vương Áo sau đó có quyền kiểm soát lớn hơn nhiều dựa trên việc thừa kế, sự kìm kẹp của chế độ chuyên chế triều đại được thắt chặt và quyền lực của các vùng giảm dần. Mặt khác, Áo bị suy giảm nhiều về dân số và sức mạnh kinh tế, kém sức sống hơn và suy yếu với tư cách là một quốc gia dân tộc.

Chế độ Quân chủ Áo thời kì Baroque được thành lập. Bất chấp sự khác biệt giữa thực tế bên ngoài và niềm tin bên trong, phần còn lại của thế giới coi Áo là hình ảnh thu nhỏ của sự tuân phục cưỡng bức và sự kết hợp của giáo hội và nhà nước.

Tác động của chiến tranh

Ngoài tổn thất về người, chiến tranh Ba mươi năm đã để lại nhiều biến động kinh tế, xã hội và dân số gây ra bởi các biện pháp cải cách cứng rắn của Ferdinand II và việc liên tục sử dụng các đội quân lính đánh thuê đã góp phần đáng kể vào tổn thất nhân mạng và giảm dân số thảm khốc ở tất cả các quốc gia Đức, trong một cuộc chiến tranh mà một số ước tính khiến thiệt hại về nhân mạng của dân thường lên tới 50%. Các nghiên cứu chủ yếu trích dẫn nguyên nhân tử vong do đói hoặc do nguyên nhân (cuối cùng là do thiếu lương thực) làm suy yếu sức đề kháng đối với các bệnh đặc hữu, vốn đã nhiều lần tạo thành dịch ở Trung Âu nói chung - các quốc gia Đức là chiến trường của các đội quân đánh thuê lớn nhất và các đội quân này đã cướp bóc ở nhiều tỉnh để ăn cắp thực phẩm của dân chúng bất kể là đi chạy nạn hay ở lại, đức tin hay lòng trung thành của họ. Cả người dân thành thị và nông dân đều liên tục bị tàn phá và trở thành nạn nhân bởi quân đội của cả hai bên, chưa kể đến áp lực từ những người tị nạn chiến tranh hoặc chạy trốn các cuộc đàn áp phản cải cách của Công giáo của Ferdinand.[32]

Sự kế vị và chia lại các vùng đất

Các vùng đất của Áo cuối cùng đã quy về một mối vào năm 1620 nhưng Ferdinand II đã nhanh chóng chia lại chúng vào năm 1623 theo truyền thống nhà Habsburg bằng cách chia "Thượng Áo" (Áo và Tirol) cho em trai ông là Leopold V (1623–1632), là người đang cai trị ở đó. Thượng Áo sẽ vẫn nằm dưới quyền kế vị của Leopold cho đến năm 1665 khi nó trở lại dòng lớn dưới thời Leopold I.

Con trai của Leopold V là Ferdinand Karl kế vị ông ở Thượng Áo vào năm 1632. Tuy nhiên, khi đó ông mới 4 tuổi nên mẹ ông là Claudia de 'Medici làm nhiếp chính cho đến năm 1646.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch sử Áo http://www.fraueninbewegung.onb.ac.at/Pages/Histor... http://www.aeiou.at/aeiou.film.data.film/o254a.mpg http://www.akustische-chronik.at/ http://en.doew.braintrust.at/doew.html http://www.wien.gv.at/english/history/commemoratio... http://www.staatsvertrag.at/ http://www.wagna.at/flaviasolva/sites/flavia2.html http://rbedrosian.com/Ref/Bury/ieb6.htm http://senses-artnouveau.com/biography.php?artist=... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8...